Theo đuổi nghiệp blog lâu năm tôi nghiệm ra một điều là người dùng rất có thành kiến với blog. Trong mắt người ngoài cuộc website khẳng định là “sang” hơn blog. Bởi vì blog rất dễ làm, đến đứa cháu nhỏ xíu mới học cấp hai ở nhà còn biết chơi blog nữa là! Thực tế nếu không tìm hiểu người dùng sẽ rất dễ làm lẫn những thuật ngữ chuyên môn này. Sự nhầm lẫn đó sẽ dẫn dến những định hướng sai lầm tai hại. Trong bài viết này chúng ta sẽ bàn đến sự khác biệt giữa blog và website.
Xét về mặt ứng dụng thì blog và website chẳng có gì khác, nói nôm na nó là một nơi trên internet để người viết đăng tải thông tin người đọc tiếp nhận thông tin - Hết!
Tuy nhiên do tính chất của thông tin cần truyền tải nên blog và website có những điểm khác nhau. Website thường mang tính mực thước tĩnh tại. Thông tin trên website thường là là thông báo, cáo tri nên có độ chính xác cao cũng do vậy mà tốc độ cập nhật rất chậm. Ngược lại blog thường đơn giản, thông tin cập nhật rất nhanh thậm chí là nhanh một cách cực đoạn. Bạn đọc nếu có dịp tìm hiểu Twitter sẽ thấy dạng microblog này cho phép người dùng cập nhật một dòng thông tin ngắn của mình một cách tức thời thông qua các thiết bị số. Thông thường blog sẽ cung cấp cho người dùng một giao diện trực quan và dễ dàng hơn rất nhiều so với website. Trong khi đó người quản trị website (webmaster) phải có những kiến thức nhất định như hiểu về một số ngôn ngữ lập trình, cơ chế hoạt động của server…
Về mặc hình dáng bên ngoài hay giao diện cũng chẳng có gì khác. Giao diện là bộ mặt của blog/website, nhiều người cho rằng website trông đẹp và cao cấp hơn hẳn blog. Đúng là ở thời điểm đầu đối với một số dịch vụ cung cấp blog miễn phí người dùng cần phải tuân thủ theo bộ khung sườn định sẵn của nhà cung cấp dịch vụ cho nên rất hạn chế về mặt thiết kề đồ họa. Song ngày nay ranh giới ấy đã bị xóa nhòa, bởi vì các nền tảng blog hiện nay đã linh hoạt hơn rất nhiều. Blog đã có một bước tiến lớn. Nhiều blog còn có đồ họa đẹp và nhiều tính năng hơn website rất nhiều. Trong 100 trang web lớn nhất thế giới hiện nay đã có vài chục trang được xây dựng trên các mã nguồn thuần blog như Wordpress hoặc Blogger.
Đâu là điểm khác biệt cơ bản? Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa blog và website không phải là vấn đề mã nguồn mà là quan điểm góc nhìn. Website thường của một tập thể, mang tính tập thể và là tiếng nói của tập thể. Blog là của cá nhân, quan điểm cá nhân và góc nhìn của một cá nhân. Góc nhìn cá nhân đôi khi cực đoan nhưng lại rất riêng và sâu sắc. Chính vì vậy blog đã tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt. Blog cũng được phát triển các công cụ tương tác chia sẻ thuận lợi để người đọc và tác giả ở gần nhau hơn, nó khuyến khích sự trao đổi thảo luận.
Điều gì xảy ra khi một blog cá nhân phát triển thành một blog tập thể của nhiều người và một website bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến độc giả bằng cách nâng cao tính tương tác của mình?
Hãy quên blog và website đi, đừng cố phân biệt chúng làm gì cho mệt bởi vì cho dù là blog hay website đi chăng nữa thì giá trị lõi của nó vẫn nằm ở thông tin cần truyền tải. Một blog/website được đánh giá cao khi nội dung có giá trị, luôn cập nhật, được nhiều người quan tâm và có tính tương tác cao!
Xét về mặt ứng dụng thì blog và website chẳng có gì khác, nói nôm na nó là một nơi trên internet để người viết đăng tải thông tin người đọc tiếp nhận thông tin - Hết!
Tuy nhiên do tính chất của thông tin cần truyền tải nên blog và website có những điểm khác nhau. Website thường mang tính mực thước tĩnh tại. Thông tin trên website thường là là thông báo, cáo tri nên có độ chính xác cao cũng do vậy mà tốc độ cập nhật rất chậm. Ngược lại blog thường đơn giản, thông tin cập nhật rất nhanh thậm chí là nhanh một cách cực đoạn. Bạn đọc nếu có dịp tìm hiểu Twitter sẽ thấy dạng microblog này cho phép người dùng cập nhật một dòng thông tin ngắn của mình một cách tức thời thông qua các thiết bị số. Thông thường blog sẽ cung cấp cho người dùng một giao diện trực quan và dễ dàng hơn rất nhiều so với website. Trong khi đó người quản trị website (webmaster) phải có những kiến thức nhất định như hiểu về một số ngôn ngữ lập trình, cơ chế hoạt động của server…
Về mặc hình dáng bên ngoài hay giao diện cũng chẳng có gì khác. Giao diện là bộ mặt của blog/website, nhiều người cho rằng website trông đẹp và cao cấp hơn hẳn blog. Đúng là ở thời điểm đầu đối với một số dịch vụ cung cấp blog miễn phí người dùng cần phải tuân thủ theo bộ khung sườn định sẵn của nhà cung cấp dịch vụ cho nên rất hạn chế về mặt thiết kề đồ họa. Song ngày nay ranh giới ấy đã bị xóa nhòa, bởi vì các nền tảng blog hiện nay đã linh hoạt hơn rất nhiều. Blog đã có một bước tiến lớn. Nhiều blog còn có đồ họa đẹp và nhiều tính năng hơn website rất nhiều. Trong 100 trang web lớn nhất thế giới hiện nay đã có vài chục trang được xây dựng trên các mã nguồn thuần blog như Wordpress hoặc Blogger.
Tờ báo chuyên về chính trị của Mỹ The Huffington Post là một ví dụ rất điển hình. Xuất phát điểm của nó là ý tưởng cá nhân của nữ nhà báo kiêm nhà văn và nhà bình luận uyên thâm Arianna Huffington. Xây dựng một tờ báo điện tử dựa trên ý tưởng nền tảng một blog: linh động, đơn giản và có tính tương tác cao. Thời gian đầu trang này chỉ có một con số tối giản người cộng tác: một người phụ trách kỹ thuật, một người quay phim và một người làm phóng viên. Ngày nayThe Huffington Post có 6000 blogger 97 biên tập, 203 nhân viên mỗi ngày xuất bản khoảng gần 1.000 tin, bài trong đó có khoảng 300 tổng hợp từ các báo điện tử khác, khoảng hơn 300 tin, bài do chính các phóng viên, biên tập viên viết và khoảng 300 bài viết trên các blog.
Đâu là điểm khác biệt cơ bản? Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa blog và website không phải là vấn đề mã nguồn mà là quan điểm góc nhìn. Website thường của một tập thể, mang tính tập thể và là tiếng nói của tập thể. Blog là của cá nhân, quan điểm cá nhân và góc nhìn của một cá nhân. Góc nhìn cá nhân đôi khi cực đoan nhưng lại rất riêng và sâu sắc. Chính vì vậy blog đã tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt. Blog cũng được phát triển các công cụ tương tác chia sẻ thuận lợi để người đọc và tác giả ở gần nhau hơn, nó khuyến khích sự trao đổi thảo luận.
Điều gì xảy ra khi một blog cá nhân phát triển thành một blog tập thể của nhiều người và một website bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến độc giả bằng cách nâng cao tính tương tác của mình?
Hãy quên blog và website đi, đừng cố phân biệt chúng làm gì cho mệt bởi vì cho dù là blog hay website đi chăng nữa thì giá trị lõi của nó vẫn nằm ở thông tin cần truyền tải. Một blog/website được đánh giá cao khi nội dung có giá trị, luôn cập nhật, được nhiều người quan tâm và có tính tương tác cao!
Theo: Hồng Hòa Vi - Trích nguồn từ blog.nguoiaolam.net
Nhận xét
Đăng nhận xét
PLEASE DO NOT SPAM MY BLOG. THANKS... !!!