Có 2 cách chính để cài Windows Mac, dù đó là MacBook hay iMac.


Cách thứ nhất:
bạn cài Windows như là một hệ điều hành thứ hai chạy song song với macOS, thứ mà anh em hay gọi là dual boot. Cách này cần sử dụng một nền tảng do Apple cung cấp gọi là Bootcamp, nên cũng có khi người ta nói là cài Windows qua Bootcamp là vì như vậy.

Cách thứ hai:
bạn chạy Windows trong macOS ở vai trò là một máy ảo, tức là khi nào cần thì bạn chạy cái “máy” đó lên chứ nó không nằm trong một phân vùng riêng.

Ngoài ra còn một cách thứ ba lai giữa 2 cách trên: cài Win qua Bootcamp, sau đó thích bạn có thể tắt macOS chạy Bootcamp lên, còn lười tắt máy thì chạy phân vùng Bootcamp lên dưới dạng máy ảo cũng được luôn.


Cách 1: cài Windows qua Bootcamp
Ưu điểm: tận dụng được toàn bộ sức mạnh phần cứng ở mức cao nhất vì khi đó Windows chạy một mình nó, do có driver đầy đủ từ Apple nên chạy mượt và ngon

Nhược điểm: hao pin nhanh hơn so với khi xài macOS, máy đôi khi cũng nóng hơn (thật ra những thứ này có thể đánh đổi để lấy được hiệu năng 100% nên mình vẫn chơi). Phải tắt macOS đi mới chuyển qua Win được.

Khi nào nên dùng: khi bạn cần chạy ứng dụng nặng, ứng dụng chuyên nghiệp, ứng dụng công việc, khi muốn chơi game Win trên Mac, khi muốn có trải nghiệm Windows đầy đủ nhất.

Hướng dẫn cài Windows 10 lên máy Mac bằng Bootcampv
Yêu cầu: Key bản quyền Windows 10, hoặc đã từng mua key và đăng nhập bằng tài khoản Microsoft vào máy tính Windows 10 dùng key đó. Một ổ nhớ USB 16GB trở lên (nếu bạn dùng MacBook Pro, MacBook Air, MacBook, iMac đời 2015 trở về sau hoặc Mac Pro đời 2013 về sau thì không cần ổ USB).

Thực hiện:
1. Download bộ cài Windows về từ Microsoft. Link download ở đây. Down xong lưu file đó về Desktop. Tắt hết tất cả mọi ứng dụng macOS khác đang chạy để tránh xung đột quá trình shutdown.

2. Chạy ứng dụng Boot Camp Assistant bằng cách nhấn phím Space + Command, tìm chữ “Boot Camp Assistant”, khởi động app này lên.

3. Chọn vào ô Install Windows…, ở ISO Image, nhấn nút Choose và chọn vào file ISO bạn mới download khi nãy. Ngay bên dưới đó, bạn hãy kéo thanh trượt ở giữa để chọn dung lượng cho phân vùng Bootcamp. Kinh nghiệm của mình cho thấy bạn sẽ cần ít nhất 60GB để có thể dùng thoải mái, vì bản thân Windows cài vào là đã hết 40GB rồi. Nếu phần mềm hay game bạn tính dùng bên Windows có dung lượng lớn thì bạn càng phải dành nhiều không gian cho phân vùng Bootcamp.





4. Nhấn Install. Bootcamp Assistant sẽ tiến hành chia phân vùng ở cứng như bạn đã chỉ định, đồng thời download bộ driver cần thiết cho máy tính. Nếu bạn được yêu cầu nhét ổ USB vào thì nhét, còn không thì thôi.

5. Khi máy tính tắt và khởi động lên, bạn sẽ được dẫn vào màn hình cài đặt Windows. Từ đó về sau thì cứ làm theo Windows yêu cầu và hướng dẫn thôi, khúc này y như máy Win, Mac đã hết nhiệm vụ.

6. Sau khi bạn đã nhập key bản quyền và chọn hết mấy thứ ngôn ngữ, bàn phím các kiểu, bạn sẽ vào được giao diện desktop quen thuộc. Tới khúc này bạn sẽ thấy cửa sổ Welcome to Boot Camp installer xuất hiện, nhấn Next để cài đặt các driver cần thiết cho máy Mac và nhấn OK nếu được hỏi trong suốt quá trình. Khi đã cài driver xong thì Windows khởi động lại và bạn đã có thể dùng máy.



7. Lưu ý: để chuyển qua lại giữa Windows và macOS, bạn shutdown hẳn hệ điều hành đang dùng. Sau đó lúc vừa nhấn phím nguồn thì nhấn giữ phím Option trên bàn phím. Hai phân vùng Win, Mac sẽ xuất hiện cho bạn chọn.

Cách 2: cài Windows bằng máy ảo​
Có 3 ứng dụng máy ảo thường thấy: VMWare, Parallel và Virtual Box. Hai cái đầu dễ dùng nhấn nhưng cần bản quyền, VirtualBox thì miễn phí nhưng lại khó làm hơn một chút.

Ưu điểm: có thể chạy máy ảo Win trong Mac, copy nội dung qua lại giữa Mac với Win cực kì dễ dàng, chạy ít hao pin hơn khi chạy Windows Bootcamp một chút, không cần tắt máy để chạy Win.

Nhược điểm: macOS sẽ chạy chậm đi vì phải chia sẻ tài nguyên với Win, máy dễ nóng. Quan trọng nhất: không tận dụng được 100% phần cứng của máy tính nên hiệu năng sẽ không cao bằng.

Khi nào thì nên dùng: khi bạn chỉ cần chạy các app văn phòng, phần mềm kế toán, các ứng dụng Windows đơn giản nói chung. Game, app đồ họa, ứng dụng dựng phim, CAD, 3D render… không phải là ý hay.

Related Post

Nhận xét